ĐHQT Bắc Hà tham gia Hội Nghị ATC 2011 Đà Nẳng 2 – 4/8/201
Hội nghị quốc tế về Công nghệ điện tử - Truyền thông và các lĩnh vực liên quan (The International Conference on Advanced Technologies for Communications - ATC 2011) đã được tổ chức tại Đà Nẳng vào 3 ngày 2-4/8 vừa qua. Gần 200 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học, giới phát minh quốc tế và trong nước đã tham dự hội thảo ATC 2011.
Trước năm 2006, Hiệp Hội Điện tử Viễn thông Việt Nam (Association of Radio Electronics of Vietnam: REV) tổ chức Hội nghị REV-Worshop 2 năm một lần để giới thiệu những khuynh hướng phát triển trên thế giới và tổng kết những thành quả đạt được bởi các thành viên của REV. Từ lúc Việt Nam mở cửa, REV bắt đầu giao lưu với Hiệp hội Kỹ sư điện tử Viễn thông của Hoa Kỳ (Institute of Electrical and Electrnics Engineers: IEEE). IEEE ra đời năm 1884; tuy có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, nhưng thực chất đã trở thành một tổ chức quốc tế, có hơn 350000 thành viên từ khắp 5 Châu. Mấy năm trước đây, lãnh đạo REV có ý định nâng cấp REV-Worshop thành một hội nghị quốc tế thường niên. Với sự cộng tác của một số nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài và nhất là với giúp đở của IEEE-Communications Society (Phân hội Viễn thông của IEEE), REV-Worshop trở thành International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC); lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội vào năm 2008. Và ngay lần đầu tiên, ATC đã thu hút đông đảo các nhà khoa học từ Âu Châu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Trung Quốc, Hàn Quốc, ..
Đại học Quốc tế Bắc Hà (Bắc Hà International University: BHIU)đã tham gia tích cực vào tổ chức ATC ngay những ngày đầu tiên, và thành công của ATC có đóng góp quan trọng của BHIU, ngoài cương vị là thành viên Ban tổ chức, còn là những tác giả có những công trình nghiên cứu giá trị dược công bố tại ATC để góp phần nâng cao không những chất lượng của Hội nghị, mà còn khẳng định vị trí của các nhà khoa học Việt Nam đối với thế giới.
Năm nay, Chủ tịch danh dự của Hội nghị ATC 2011 là GS Nguyễn Văn Ngọ, nguyên là Chủ tịch của REV, và là nhân vật chính giúp BHIU tổ chức Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông; Chủ tịch của Hội nghị ATC 2011 là GS-TSKH Phan Anh, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông của BHIU; Trưởng ban tổ chức Hội nghị là PGS-TS Trần Xuân Nam, Trưởng ban Hợp tác Quốc tế của BHIU; Chủ trì các phiên họp toàn thể Hội nghị là GS-TSKH Huỳnh Hữu Tuệ Hiệu trưởng BHIU; TS Đổ Đức Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo, ngoài công bố một công trình nghiên cứu của mình, còn là Chủ tọa một phiên họp chuyên đề về “Ad-hoc Networks”.
Trước giờ khai mạc, trả lời các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Ngọc của Báo Điện tử ICTDanang, PGS.TS Trần Xuân Nam cho biết:
“Xin lưu ý là ATC được IEEE xếp hạng vào các hội nghị hàng đầu (portfolio event) do IEEE đồng tổ chức. Đến nay, ATC đã qua 3 phiên hội thảo, và cứ qua mỗi lần hội thảo, số lượng công trình nghiên cứu và chọn lọc gửi đến cho hội thảo lại không ngừng tăng lên. Đơn cử như lĩnh vực điện tử, năm 2008, các nhà khoa học tham gia với 18 đề tài, công trình, thì năm nay lên đến 40. Bên cạnh đó đã có những nghiên cứu mới chuyển hướng sang lĩnh vực công nghiệp điện tử phục vụ Y sinh học ứng dụng”.
Điều đó cho thấy quy mô và tính chất của một diễn đàn khoa học quốc tế do Việt Nam đăng cai đã thu hút được sự chú ý của giới chuyên ngành. Đồng thời việc phối kết hợp REV và IEEE ComSoc qua các hội nghị như thế này rõ ràng đã đạt được những thành tựu mới của hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm.
Mặt khác, ATC 2011 cũng một lần nữa xác lập rạch ròi vị trí và sự thừa nhận của cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới đối với các ngành khoa học công nghệ điện tử - truyền thông cùng các lĩnh vực liên quan của Việt Nam chúng ta.
Và một trong những thành công lớn nhất, khẳng định được sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ điện tử - truyền thông ở Việt Nam chúng ta đó là số lượng đề tài nghiên cứu do chính các nhà khoa học Việt Nam đóng góp cho hội thảo đã ngày càng nhiều hơn. và được hội đồng chuyên môn chấm xếp hạng cũng cao hơn.
Điều đặc biệt nhất của ATC 2011 - PGS.TS Trần Xuân Nam nhấn mạnh – đó là chúng ta có một phiên hội thảo riêng cho vấn đề kinh tế Biển với chủ đề là “Thông tin và định vị vì sự phát triển Kinh tế Biển Việt Nam” (COMNAVI-201). Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức có ý nghĩa, nó không chỉ là một nội dung thời sự cấp bách mà phục vụ cho cả một quyết sách có tầm nhìn rất chiến lược của Đảng và Nhà nước ta: Ưu tiên hàng đầu là phát triển Kinh tế Biển.
- Hội thảo khoa học - Trường Đại học Quốc Tế Bắc Hà
- Hội thảo Wimax và Ứng dụng Truy nhập Internet Băng rộng cho Nông thôn
- Hội nghị - Hội thảo
- Hội thảo “ Gắn trường học với việc làm: những cách tiếp cận ở Italia và Việt Nam”
- Hội thảo: Giải pháp cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đến năm 2030
- Chương trình kết nối giao thương Việt Nam - Hàn Quốc (20/07/2016