Tình thầy trò luôn đong đầy trong trái tim bao thế hệ sinh viên Trường trang cá cược bóng đá

Tác giả: Hà Trần

Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò thầm lặng, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy, người cô đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.
Trong những năm gần đây, người ta thường lo ngại về sự xuống cấp của đạo đức, trong đó có sự thoái hóa trong giáo dục. Nhân dịp mùa tuyển sinh cho năm học mới 2017 năm nay, tôi xin có vài suy nghĩ về tình thầy trò nói chung và tình thầy trò tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà nói riêng. 
Người thầy giáo được ví như người chở đò, đời ai nhớ, ai quên? Người làm thầy vẫn thầm lặng giữ “đạo”, vẫn cả đời tận tụy sưởi ấm lòng trò trong cả cách dạy chữ, dạy làm người! Ai đó chọn nghề dạy học, là chọn cho mình cái đạo, cái nghĩa ở đời. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về nghề thầy giáo một cách đầy triết lý, nhưng cũng thật giản dị: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý!
Thời gian có thể phôi pha, bôi xóa nhiều thứ khi thế gian biến cải, nhưng những lời như gan ruột ấy làm sao có thể quên?       
Không thể quên cái cao quý trong đạo làm thầy, công ơn của thầy cô. Dù giữ trọng trách là nguyên thủ quốc gia, những nhà khoa học xuất chúng, nghệ sĩ lừng danh… thì ai cũng có thời đi học, cũng có tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm mang theo suốt cả đời người. Đẹp lắm, da diết, thiêng liêng lắm với bao nhiêu chuyện về tình thầy nghĩa trò sâu nặng!
Thời nào thì tình thầy - trò cũng gắn bó, chỉ khác nhau ở cách thể hiện tình cảm đó mà thôi.Quan hệ thầy - trò với truyền thống “tôn sư trọng đạo” luôn là một trong những mối quan hệ được tôn kính trong xã hội, bởi nó thể hiện được nhiều nét đẹp văn hóa đáng được gìn giữ và tôn kính.Không nhiều nước trên thế giới có “ngày của thầy cô” (20/11) để người học tỏ lòng biết ơn đến người dạy. Điều đó minh chứng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và coi trọng vị thế của người thầy ở xã hội Việt Nam hiện đại.
       Trong quan niệm phương tây, người thầy chỉ là người chuyển tải kiến thức. Nhưng vị thế người thầy trong tâm tưởng của người Việt luôn cao quý. Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn dạy về đạo làm người. Có thể nói, truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta về cả tư tưởng, tình cảm, về đạo đức đều tập trung ở người thầy giáo.
Mỗi ngày đến với BHIU là một ngày vui! Tình thầy trò luôn đong đầy...
Sinh viên tới trường, tiếp cận bài giảng thông qua các phương tiện hiện đại như máy chiếu, qua phần mềm giảng dạy, email v.v. thay vì cách học đọc – chép truyền thống. Sinh viên “dân chủ” hơn, chủ động, tự do hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, tri thức, đồng thời phản hồi lại những tri thức mà mình học được cho thầy cô, nhờ đó có thể tăng cường khả năng phản biện, phát triển tư duy độc lập và nâng cao tính sáng tạo ở mỗi người.
Việc học được tiếp cận nhanh nhạy bao nhiêu thì trong cuộc sống các em vô cùng ngây thơ và non nớt bấy nhiêu, đặc biệt là các em năm thứ nhất. Bởi đơn giản thôi, các em đến với mái trường Đại học khi tuổi đời còn quá trẻ, đang trong vòng tay ôm ấp và chở che của gia đình, nay ra đời với biết bao bỡ ngỡ... Thầy cô BHIU hiểu được tâm lý này của các em để gần gũi và sẻ chia. Với những thắc mắc và cả những tâm sự, thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu. Đã trải qua những "hỉ, nộ, ái, ố" ở đời, nên thầy cô luôn cho các em những trải nghiệm, những bài học gần gũi trong cuộc sống. Thầy cô cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Đi học xa cha mẹ, anh em thì đã có thầy cô luôn luôn sát cánh, các em không còn cảm thấy chênh vênh như khi mới bước chân vào trường.
Trên lớp là thầy cô, nhưng ra ngoài thầy cô là những người bạn thân thiết. Mối quan hệ mở trên mạng xã hội cũng giúp thầy – trò gần gũi hơn, cho phép trò thể hiện thái độ, tình cảm với thầy cô dễ dàng hơn; còn người giảng viên cũng trở nên gần gũi, thân thiện hơn trong mắt sinh viên.Là một giảng viên của BHIU thân yêu, tôi đã nhận được biết bao inbox qua facebook tâm sự chuyện tình yêu, công việc, gia đình.... của các em, dù bận rộn công việc đến mấy tôi cũng nhanh chóng trả lời các em, đưa ra những lời khuyên, lời hướng dẫn thiết thực nhất, để các em vững vàng hơn trong tâm lý và vượt qua những vướng mắc trong cuộc sống.  
Em Trần Thị Hồng Nhung - Sinh viên k6 Khoa Kinh tế và QTKD xúc động nói trên diễn đàn BHIU TRONG TÔI LÀ..: ”Đặc biệt ở đây (BHIU), tôi thấy được sự gần gũi đến kỳ lạ giữa giảng viên và sinh viên, bạn đã thấy ngôi trường nào mà giảng viên cùng sinh viên ngồi chia sẻ đủ thứ chuyện trên đời, cười nói vui vẻ như thể bạn bè chưa? Ở BHIU chúng tôi, điều này quá đỗi là bình thường luôn ấy". Không chỉ có em Nhung mà hầu hết các em sinh viên BHIU luôn động lại trong trái tim về một hình ảnh thầy cô BHIU luôn gần gũi và thân thương nhất.
Mỗi ngày đến với BHIU là một ngày vui ....

about-star
about-star