Trung thành với tôn chỉ mục đích đề ra trang cá cược bóng đá phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Tác giả: ĐH Quốc tế Bắc Hà

Sứ mệnh của Trường ĐHQTBH là xây dựng một trường đại học kiểu mới, đi đầu trong cải cách giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng những nhu cầu của thời kỳ mới xây dựng và phát triển đất nước - Hội nhập quốc tế, phát triển Kinh tế tri thức. Trên cơ sở tiếp thu nền giáo dục tiên tiến của thế giới đồng thời phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc, Trường phấn đấu đẻ trong khoảng mươi năm trở thành một trường đại học tiên tiến trong khu vực. Để làm được như thế chúng ta gặp không ít khó khăn, nhưng nhất định thành công nếu mọi người quyết tâm cao, đồng tâm nhất trí thay đổi mạnh mẽ về tư duy giáo dục, nôi dung phương pháp giáo dục, tổ chức quản lý, chính sách, cách làm việc...Chuẩn hóa ngay từ đầu mọi hoạt động của nhà trường theo những những chuẩn mực của một đại học quốc tế là bắt buộc; kiên quyết từ bỏ những tư duy, phương pháp dạy học cũ kỹ, lạc hậu đang còn tồn tại khá nhiều trong hệ thống giáo dục nước ta.

Những chủ trương gần đây của Đảng và Nhà nước về cải cách giáo dục và trươc mắt là cuộc vận động nâng cao chất lượng giáo dục của Bộ GD đề ra là cơ hội tốt và cũng là thách thức lớn đối với chúng ta, buộc chúng ta phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn, nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, chúng ta phải đi tiên phong trong công cuộc cải cách này. Cuộc hội thảo hôm nay không chỉ là để thực hiện chỉ thị của Bộ mà còn là để tạo lập giá trị của Trường ĐHQTBH của chung ta.

Có rất nhiều công việc cụ thể chúng ta phải bàn và thực hiện, theo sự chỉ đạo của Bộ và kế hoạch của Ban GH. Tôi xin phát biểu về một số điểm cốt yếu trong triết lý xây dựng ĐHQTBH

Thứ nhất: Yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất để đất nước ta hội nhập quốc tế thành công, rút ngắn quá trình CNH, HĐH là hiện đại hóa nền giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngang trình độ các nước tiên tiến.        .        

Sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại cuối thế kỷ 20 đã làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc nền kinh tế thế giới và mọi mặt của đời sống xã hội loài người; nhân loại đang bước vào nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ, xã hôi công nghiệp chuyển lên xã hội tri thức, xã hội thông tin, nền kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế dựa trên tri thức. Việc tạo ra của cải, sự giàu có và sức mạnh của các quốc gia không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chủ yếu là dựa vào tri thức và năng lực trí tuệ con người. Bill Gates trở thành nhà tỷ phú hàng đầu thế giới không phải nhờ sở hữu nhiều vốn hay tài nguyên mà chỉ sở hữu tri thức; rất nhiều quốc gia không có tài nguyên vẫn trở nên rất giàu có, đó là nhờ có nguồn nhân lực có năng lực trí tuệ cao.

Nền kinh tế tri thức hình thành đồng thời với toàn cầu hóa. Cả thế giới gần như là một nền kinh tế nhất thể - nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, trong đó những nước phát triển nhất dẫn đầu về công nghệ giàu lên nhanh chóng, các nước đang phát triển không đủ năng lực trí tuệ phải dựa chủ yếu vào bán rẻ tài nguyên, lao động, nền kinh tế ngày càng tụt hậu xa, và thực chất đang bị bóc lột một cách tinh vi bằng một hình thức thực dân mới. Khoảng cách về phát triển, khoảng cách giàu nghèo chính là do khoảng cách về tri thức.

Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa là bắt buộc đối với tất cả các nước, không có sự lựa chọn khác, Hội nhập là tham gia vào một cuộc cạnh tranh rất gay gắt. Yếu tố quyết định nhất đối với năng lực cạnh tranh là nguồn nhân lực chất lương cao đủ khả năng nắm bắt, làm chủ tri thức mới của thời đại, sáng tạo ra tri thức mới, vận dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển, có khả năng tự đào tạo để không ngừng phát triển trí tuệ, tự đổi mới, thích nghi với sự phát triển nhanh của thời đại. Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về giáo dục. Nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa là cơ hội lớn cho các nước đi sau nắm bắt và sử dụng tri thức mới của nhân loại đẻ phát triên nhanh đất nước mình, nhưng đồng thời cũng gặp những thách thức hết sức gay gắt. Nếu không đủ năng lực nội sinh mà nền tảng là bản sắc văn hóa của dân tộc và năng lực trí tuệ của con người thì khó tránh khỏi tụt hậu xa và lệ thuộc.     

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào sự sáng tạo và cách tân. Một công nghệ mới, một phương pháp mới, một sản phẩm mới sẽ tạo ra giá trị cao hơn rất nhiều so với việc hoàn thiện, tối ưu hóa những cái đã có. Hệ thống cách tân (innovation system) là một hệ thống thiết chế, chinh sách, bảo đảm sự liên kết hữu cơ giữa các tổ chức R-D, các đại học với các doanh nghiệp, cấc tổ chức dịch vụ tư vấn, các cơ quan chính phủ về tài chính, tín dụng, sở hữu trí tuệ, thông tin tư liệu, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cách tân toàn bộ nền kinh tế. Đó là hoạt động chủ yếu nhất của nền kinh tế tri thức: tạo ra tri thức, quảng bá tri thức, sử dụng tri thức và biến tri thức thành giá trị. Không đủ nguồn nhân lực có khả năng nắm bắt tri thức mới của nhân loại, tạo ra tri thức mới cho riêng mình, sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị, thì đất nước không tránh khỏi tụt hậu xa và trở thành lệ thuộc. Chính vì thế trong hai ba thập kỷ qua trên thế giới cùng với những thay đổi sâu sắc, lớn lao về mọi mặt từ khoa học - công nghệ, kinh tế, xã hội, chính trị cho đến tư duy, khái niệm...và mọi mặt của đời sống xã hội loài người, trong giáo dục cũng đã diễn ra sự thay đổi sâu săc, to lớn; thế mà một số nhà khoa học còn chưa bằng lòng, cho rằng thế giới thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt, chỉ có giáo dục là chưa thay đổi!   

Sứ mênh cao cả của giáo dục là giúp con người phát huy mọi khả năng của mình, biết tự làm giàu vốn tri thức, phát triển năng lực sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, tự tin, thích nghi với sự thay đổi và phát triển nhanh của thời đại, trở thành những con người tự do, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.

Thứ hai, hội nhập vào nền giáo dục tiên tiến thế giới kết hợp với phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc   

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ tối cao của dân tộc, cũng là một nhà giáo dục vĩ đại của nhân dân ta, người đã khai sinh nền giáo dục mới, toàn diện với kỳ vọng “đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”, sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Quan điểm và những chỉ dẫn của Người về giáo dục vẫn luôn ngời sáng, rọi đường cho con đường phát triển giáo dục VN

Từ ngày mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi chống giắc dốt là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ngang với chống giặc ngoại xâm và giặc đói. Người nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục có “nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Người đã chỉ đạo “ra sức đào tạo trí thức mới, mở mang trường lớp, sửa đổi nội dung chương trình, đổi mới cách dạy và cách học, dạy học cả văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật và đạo đức cách mạng; thực hiện phương châm học ở mọi nơi, mọi lúc, học trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội; học và hành, lý luận và thực tế, học tập và lao động sản xuất luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm tẩy sạch tàn dư của nền giáo dục nô dịch”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra học tập là công việc suốt đời, học không bao giờ đủ; thực hiện công bằng trong giáo dục, “giáo dục cho mọi người”, để “ai cũng được học hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong ước: cả xã hội thực sự là một “xã hội học tập’ trên cơ sở bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. 

Người rất chú trọng chất lượng toàn diện: đào tạo ra những con người  vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ...; phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên".

Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thử nghiệm và thực hành; học với hành phải kết hợp với nhau”; phải dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh". "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình. Tài là giỏi về kiến thức chuyên môn và giỏi về cách thức, phương pháp vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, làm cho ích nước lợi dân. Tài không có nghĩa là kiến thức hoàn chỉnh, tuyệt đối, khép kín, mà là một kiến thức mở, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn sinh động. Do đó, theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc... học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta".

Người cũng nhắc nhở cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục, có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Người đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".
Tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.

Thứ ba, là phải xuất phát từ một triết lý  (tư duy) giáo dục tiên tiến, hiện đại  

Nền GD nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng đã đạt nhiều thành tựu vẻ vang, đóng góp lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đã từng là bông hoa đẹp của chế độ.
Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong khi Cách mạng KHCN hiện đại, cách mạng thông tin, cách mạng tri thức bùng nổ, thế giới biển đổi sâu sắc về mọi mặt, thì nền GD nước ta vẫn không đổi mới, không theo kịp sự phát triển của thê giới đương đại, bất cập trước yêu cầu của CNH, HĐH, và ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm khuyết điêm nghiêm trọng.      .          

Cái gốc là ở triết lý giáo dục: chúng ta muốn đào tạo những con người như thế nào? đào tạo những con người biết suy nghĩ, có suy nghĩ độc lập, những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cho một xã hội luôn đổi mới và phát triển, hay đào tạo những con người biết phục tùng mệnh lệnh, biết và thuộc những điều đã được coi là chân lý chính thống để cứ thế tuân theo? Trọng trách và khó khăn của GD không phải nhằm nạp một bộ nhớ kiến thức khổng lồ, khiến các em càng học càng mụ mị đi, một sự lãng phí lớn cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ của thế hệ tương lai của dân tộc, mà là phát triển trí tuệ của các em, tạo nên những con người tự do, biết và dám độc lập suy nghĩ, biết cách tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình đi khám phá ra chân lý, lẽ phải, và từ đó làm chủ cuộc sống của mình, của đất nước... Đào tạo con người có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, có chính kiến riêng biệt và biết bảo vệ chính kiến đó. Nếu tất cả trẻ em Việt Nam đều thấy rằng, cách tốt nhất để tồn tại ở xã hội này là phải suy nghĩ theo đám đông, thì bản thân các em sẽ không tự tìm tòi chân lý.

Thứ tư, Cải cách triệt để nội dung phương pháp giáo dục, coi sinh viên là trung tâm của quá trình dạy học, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.

Xuất phát từ triết lý giáo dục đó mà cải cách triệt đẻ nội dung, phương pháp dạy học và tổ chức quản lý giáo dục. Trước hết cần phải xác định lại vai trò của người học trong quá trình giáo dục: Rõ ràng người học phải là trung tâm của quá trình dạy học. Nhiệm vụ hàng đầu của GD là biến quá trình dào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vai trò thực sự của người thầy là truyền cảm hứng học tập cho người học, cùng người học xây dựng mục tiêu nội dung và phương pháp học tập và góp phần khai sáng người học. Đặc biệt hơn, người thầy phải là người tạo ra môi trường và hỗ trợ người học để họ có thể làm chủ được sự học của mình, làm chủ quá trình giáo dục của chính họ. Khi đó sẽ không còn tình trạng thầy đọc - trò chép, thầy dạy những gì thầy biết hay những gì thầy muốn. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa một “người thầy” và một “thợ dạy”. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng thường nói: dạy dại học là dạy phương pháp; Học đại học là học phương pháp

Một cách dạy và học như vậy nhẹ nhàng và sinh động. Đối với người thầy thì trước mặt mình mỗi học sinh là một thế giới đầy tiềm năng bí ẩn mà thầy đang dò tìm, khám phá ra; đó là niềm vui lớn của sự sáng tạo mạo hiểm.  Đối với người học cũng rất thích thú, vì suốt quá trình học là cả một cuộc săn tìm, một cuộc khám phá bất tận, một cuộc phiêu lưu thú vị, do tự mình làm chủ. những chân lý do chính tự mình khám phá ra, một cuộc tự khám phá chính mình. Vai trò người thầy hết sức quan trọng, là người bạn lớn, luôn bên cạnh người học tìm mọi cách gợi mở tính chủ động sáng tạo và mọi khả năng của người học, để cho người học dám quyết định, không sợ sai, nếu sai thì sửa.

Nhà trường cũng có sứ mệnh chung nhất là tập hợp các nhà giáo, nhà nghiên cứu, chuyên gia... lại để tạo ra môi trường tốt nhất, điều kiện tốt nhất cho người học làm chủ sự học của họ. Đồng thời, nhà trường cũng là nơi xác lập những chuẩn mực về đạo đức và lương tâm của xã hội. Đây cũng chính là nơi sáng tạo, chia sẻ và truyền bá tri thức...

Nhà trường có trách nhiệm giúp đỡ cho người học biết Học suốt đời: Thế giới ngày nay, sống cũng có nghĩa là học thường xuyên, học suốt đời, không còn học nữa thì theo một ý nghĩa nào đó cũng là đã chết, về mặt trí tuệ, tinh thần. Không thể đến trường suốt đời. Nhưng nhà trường cho ta cái quý nhất để ta có thể học suốt đời, đó là ý chí và khả năng tự học, niềm say mê và khả năng tự khám phá thế giới. Nhà trường còn phải tạo điều kiện cho mọi người mọi nơi mọi lúc có thể thường xuyên, liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng.

Kết hợp truyền thống và hiện đại, hỗ trợ cho mọi người học tập suốt đời, đó cũng là sứ mệnh của trường ĐHQTBH, 

about-star