Nghiên cứu công thức và dây chuyển sản xuất thử nghiệm tẩm than hoạt tính lên vải và xốp

 

Lý do chọn đề tài

Về Nguồn cung than hoạt tính trong nước: Việt Nam có diện tích trồng dừa đứng thứ 7 trong 93 nước trồng dừa trên thế giới. Theo đánh giá của Cộng đồng dừa quốc tế (ICC), dừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao nhất trên thế giới.

Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 175.000 ha, tập trung tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng đạt 1.600 triệu trái/ năm, tương đương với lượng than hoạt tính 250.000 tấn/năm, than hoạt tính sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta, từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp đến y tế, môi trường,…với khả năng lọc nước, không khí, xử lý mùi.

Tính hiệu quả của Kinh tế

Vải và xốp than hoạt tính có vai trò quan trọng trong ngành y tế và môi trường, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, hộ gia đình và cho từng người dân hàng ngày.

Trong lĩnh vực y tế: thời gian qua tất cả các quốc gia trên thế giới gồng mình phòng và chống dịch Covid_19. Các sản phẩm y tế, đặc biệt là vải kháng khuẩn, vải than hoạt tính, khẩu trang... trở nên khan hiếm vì phụ thuộc vào nguồn cung của một số nước... không đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19.

Trong lĩnh vực môi trường: hiện nay không riêng Việt Nam mà hầu hết các nước phát triển đều chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... việc sản xuất các máy lọc nước, máy lọc không khí bắt buộc phải sử dụng đến vải và xốp than hoạt tính.

Nguồn cung than hoạt tính trong nước hiện nay đang dư thừa... “phần lớn là phục vụ xuất khẩu thô” trong đó vải và xốp than hoạt tính 100% đang nhập khẩu, giá thành giữa vải không tẩm than hoạt tính, xốp không tẩm than hoạt tính so với có tẩm than hoạt tính chênh nhau khoảng từ 10 đến 15 lần.

Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu lý thuyết và công nghệđể tạo ra công thức liên kết (than lên vải và xốp) đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh y tế, không ảnh hưởng đến con người.

- Nghiên cứu quy trình công nghệ và chế tạo thử nghiệm dây chuyền công nghệ sản xuất vải và xốp than hoạt tính đạt chuẩn để dùng trong y tế và môi trường (khẩu trang và lọc bụi, lọc nước, khử khuẩn, mùi không khí...).

- Công nghệ nghiên cứu tạo ra sản phẩm: (1) nguyên liệu sử dụng 100% nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước “không phụ thuộc nhập khẩu”; (2) công nghệ dây chuyền tự sản xuất không nhập khẩu đảm bảo chủ động sản xuất trong nước, không phụ thuộc các doanh nghiệp nước ngoài.

Kết quả của đề tài

1. Sản phẩm 1: công thức và công nghệ tẩm “nhuộm” vải và xốp than hoạt tính

  • Than hoạt tính: theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5335:2009.
  • Kích thước hạt: từ 0.035 đến 0.025mm.
  • Hàm lượng iot trong  khoảng 600–1200 mg/g.
  • Chất pha chế và công thức pha than hoạt tính được công bố khi nghiệm thu.

2. Sn phm 2: Vải than hoạt tính

  • Độ dầy: từ 1mm đến 2 mm.
  • Mật độ than hoạt tính: từ ( 100 đến 200) g/m2.
  • Tỷ lệ carbon đạt từ 50% đến 70%.
  • Tỷ lệ hấp thụ Benzen: 15% đến 20%.
  • Chịu nhiệt độ: 80 độ C.
  • Áp suất: ≤ 0.3pa.

3. Sn phm 3: Xốp than hoạt tính

  • Độ dầy: từ 5mm đến 10 mm.
  • Mật độ than hoạt tính: từ 350 đến 650 g/m2.
  • Tỷ lệ carbon đạt từ 50% đến 55%.
  • Tỷ lệ hấp thụ Benzen: 25% đến 35%.
  • Chịu nhiệt độ: 80 độ C.
  • Áp suất: ≤ (0.40 – 0.75)pa.

4. Sn phm 4: 01 dây chuyền công nghệ sản xuất vải và xốp than hoạt tính

Sản phẩm vải:

  • Công suất: 360m/giờ.
  • Độ dầy vải: từ 1mm đến 2 mm.
  • Khổ vải: từ 500mm đến 1200mm.

Sản phẩm xốp:

  • Công suất: 120m/giờ.
  • Độ dầy xốp:  từ 5mm đến 10 mm.
  • Khổ vải: từ 500mm đến 1200mm.

 

Giá thành sản phẩm

Chi phí giá thành sản phẩm bằng 1/10 giá thương mại trên thị trường hiện nay.

Hình ảnh của đề tài

           

 
about-star